20 NỘI DUNG CƠ BẢN TRÊN VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (B/L – BILL OF LADING) BẠN CẦN BIẾT!

Trong vận tải biển, Vận đơn đường biển hay B/L – Bill of Lading là chứng từ vô cùng quan trọng dùng làm căn cứ khai quan, là biên lai xác nhận của nhận của người vận tải cho người chuyên chở. Chắc hẳn khi tiếp xúc với ngành nghề liên quan đến xuất nhập khẩu, vận tải biển, dịch vụ logistics thì đây là chứng từ bạn được gặp thường xuyên nhất. Trong bài viết này KBP sẽ hướng dẫn bạn đọc hiểu ý nghĩa 20 thông số cơ bản được thể hiện trên một vận đơn đường biển, nào cùng tìm hiểu nhé!

𝟏. 𝐒ố 𝐁𝐢𝐥𝐥: CULVSHK2251818 – Số này do hãng tàu (người phát hành vận đơn) đặt theo quy định. Số vận đơn được sử dụng để tra cứu B/L, tra cứu lô hàng và khai báo hải quan
𝟐. Người gửi hàng: FOSHAN YILIN TRADING CO.,LTD – Tên người gửi hàng hóa cho hãng tàu để hãng tàu chở hàng, đây có thể là người xuất khẩu (hoặc có giấy phép xuất khẩu)
𝟑. Người nhận hàng: BIGSUN IMPORT EXPORT LIMITED COMPANY – Tên của người mua, người nhập khẩu
* Nếu hàng hóa ghi trong vận đơn được giao theo lệnh của một người nào đó bằng cách ký hậu lên mặt sau của vận đơn thì mục này có thể để thông tin như sau:
To order / To order of importer / To order of shipper / To order of a issuing bank / Hoặc hoàn toàn để trắng
𝟒. Bên nhận thông báo: SAME AS CONSIGNEE – Hãng tàu sẽ gửi Thông báo hàng đến (AN) khi hàng đến cảng đích cho người này, cụ thể chính là người nhận hàng – BIGSUN
𝟓. Tên tàu, số chuyến: CUL HUIZHOU/ 2244W
Đây là tên riêng của con tàu chở hàng và mã hiệu của chuyến đi này. Được sử dụng để tracking (tra cứu) lô hàng và khai báo hải quan
𝟔. Cảng xếp hàng: SHEKOU – Tên cảng bốc hàng lên tàu ở nước xuất khẩu
𝟕. Cảng nhận hàng: SHEKOU, CHINA – Tên cảng nhận hàng để chở trong trường hợp việc nhận hàng ở trong nội địa
𝟖. Cảng dỡ hàng: HAIPHONG, VIETNAM – Tên cảng dỡ hàng xuống tàu ở nước nhập khẩu
𝟗. Nơi giao hàng: HAIPHONG, VIETNAM – Tên nơi giao hàng đến trong trường hợp việc giao hàng ở trong nội địa
𝟏𝟎. Số container, số chì: XYLU8057246 / E603460 – Liệt kê đầy đủ số lượng cont trong 1 lô hàng. Ghi số cont lên trên/ trước, số seal dưới/ ngay đằng sau
𝟏𝟏. Số kiện và cách đóng gói: 40HC X 1 – 20 PACKAGES IN TOTAL – Ghi rõ số lượng cont, kiện hàng và cách đóng gói của cả lô hàng.
𝟏𝟐. Mô tả hàng hóa: CERAMIC / HS CODE 690721 – Ghi tên của hàng hóa và mã HS
*SHIPPER’S LOAD STOW COUNT AND SEAL – Có nghĩa là việc chất hàng lên container, đếm hàng và đóng seal lại là do chủ hàng tiến hành, hãng tàu không chịu trách nhiệm khi hàng có thiệt hại xảy ra
𝟏𝟑. Chú thích từ ô số 2 𝐒𝐡𝐢𝐩𝐩𝐞𝐫 *GUANGDONG PROVINCE,CHINA – Khi ô số 2 không đủ khoảng trống để show đầy đủ thông tin, hãng tàu sẽ chú thích những thông tin còn thiếu ở khu vực này trên Bill
𝟏𝟒. Khối lượng, thể tích: Khối lượng 23500.000KGS và Thể tích 68.000CBM – Ghi rõ trọng lượng hàng hóa tính cả bao bì và tổng thể tích của cả lô hàng
𝟏𝟓. Điều kiện về thanh toán cước : FREIGHT PREPAID – Chủ hàng (bên bán) chịu trách nhiệm trả tiền cước cho hãng tàu tại cảng bốc hàng (cảng xuất khẩu)
𝟏𝟔. Nơi trả tiền cước: SHENZHEN – Nơi mà cước được trả. Người xuất khẩu trả cước Prepaid thì ghi tên thành phố/tên nước XK. Người nhập khẩu trả cước Collect thì ghi tên thành phố/tên nước NK
𝟏𝟕. Số bản vận đơn gốc được phát hành: 3 – Thông thường B/L được phát hành 3 bản gốc
𝟏𝟖. Nơi và ngày phát hành vận đơn: SHENZHEN: Ghi tên nước xuất khẩu / 2022-11-04 – Ngày thường đúng ngày tàu chạy, hoặc sau một ngày.
𝟏𝟗. Ngày xếp hàng lên tàu: 2022-11-04 – Ngày xếp hàng lên tàu này chưa chắc đã là ngày tàu chạy/rời khỏi cảng xếp hàng
* Shipped on board date: Đây mới là ngày tàu chạy/rời khỏi cảng xếp hàng.
𝟐𝟎. Chữ ký của hãng tàu: CULINES ISA SHENZHEN BRANCH – Ghi đầy đủ tên và chữ ký của người vận tải.

Trên đây là những thông tin cơ bản trên vận đơn đường biển (B/L) phổ biến mà bạn nhất định cần hiểu rõ trong ngành Xuất nhập khẩu – Logistics. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm các thông tin khác liên quan đến Xuất nhập khẩu – Logistics, hãy đọc thêm các bài viết khác của KBP nha!