TOP 5 CẢNG NHỘN NHỊP NHẤT ĐÔNG NAM Á

TOP 5 CẢNG NHỘN NHỊP NHẤT ĐÔNG NAM Á

𝟏.𝐒𝐢𝐧𝐠𝐚𝐩𝐨𝐫𝐞: 𝐂𝐚̉𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐠𝐚𝐩𝐨𝐫𝐞 (𝐒𝐆𝐒𝐈𝐍)
Cảng Singapore không những là cảng bận rộn nhất Đông Nam Á mà còn là một trong những cảng bận rộn nhất trên thế giới. Cảng Singapore là một trung tâm vận chuyển hàng đầu thế giới và là một thành phần quan trọng của nền kinh tế Singapore. Bên cạnh việc sở hữu cơ sở hạ tầng tiên tiến, các cơ sở hiện đại và thì nó còn có lực lượng lao động chất lượng cao. Điều này cho phép cảng xử lý hơn 36 triệu TEU hàng hóa mỗi năm, cung cấp rất nhiều các dịch vụ hàng hải khác bao gồm sửa chữa tàu, bảo trì và dịch vụ hậu cần. Sự phát triển và thành công của nó là một minh chứng cho sự quan trọng của nó đối với nền kinh tế toàn cầu.
𝟐.𝐈𝐧𝐝𝐨𝐧𝐞𝐬𝐢𝐚: 𝐂𝐚̉𝐧𝐠 𝐓𝐚𝐧𝐣𝐮𝐧𝐠 𝐏𝐫𝐢𝐨𝐤 (𝐈𝐃𝐓𝐏𝐏)
Cảng Tanjung Priok là một trong những trung tâm giao thương lớn nhất ở Đông Nam Á. Cảng không chỉ là nơi xử lý và vận chuyển container mà còn cả các loại hàng rời và hàng ro-ro. Đây là cảng biển hiện đại và bận rộng nhất Indonesia vì phải xử lý hơn 50% lượng hàng hóa lưu thông trong cả nước. Đây cũng là một trong những trung tâm phân phối chính của Indonesia với hệ thống hơn 100 tàu cầu và cơ sở vật chất hiện đại cùng với mạng lưới đường cao tốc, đường sắt và sân bay xung quanh.
𝟑.𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐋𝐚𝐧: 𝐂𝐚̉𝐧𝐠 𝐋𝐚𝐞𝐦 𝐂𝐡𝐚𝐛𝐚𝐧𝐠 (𝐓𝐇𝐋𝐂𝐇)
Cảng Laem Chabang là một cửa ngõ chính cho thương mại giữa Thái Lan và toàn cầu. Hệ thống 30 cầu cảng cùng các phương tiện xếp dỡ tiên tiến được kết nối với mạng lưới đường cao tốc, đường sắt và sân bay tạo điều kiện tốt nhất cho việc vận chuyển hàng hóa. Cảng cũng đầu tư mạnh để mở rộng thêm nhiều dịch vụ hàng hải khác để thu hút thêm các hãng tàu lớn từ khắp nơi trên thế giới.
Hiện tại, cảng đã và đang tiến hàng mở rộng có khả năng xử lý lên tới 18 triệu container mỗi năm. Dự kiến việc mở rộng này sẽ hoàn thành vào năm 2029. Điều này sẽ thúc đẩy kế hoạch tăng trưởng của khu vực phía đông Thái Lan cũng như hỗ trợ cho các ngành công nghiệp sản xuất hiện có, bao gồm điện tử và ô tô. Với vị trí là cảng cửa ngõ lớn thứ ba trên thế giới, việc mở rộng cảng Laem Chabang được kỳ vọng sẽ tăng cường vai trò quan trọng trong kinh tế Thái Lan trong thời gian sắp tới.
𝟒.𝐌𝐚𝐥𝐚𝐲𝐬𝐢𝐚: 𝐂𝐚̉𝐧𝐠 𝐊𝐥𝐚𝐧𝐠 (𝐌𝐘𝐏𝐊𝐆)
Cảng Klang, nằm tại Malaysia, là một trung tâm quan trọng đối với thương mại tại Đông Nam Á. Cảng có thể xử lý cả hàng container, hàng rời và hàng ro-ro.
Cảng được quản lý bởi Cơ quan Cảng Klang và có tổng cộng 54 bến tàu với tổng chiều dài gần 12km. Trong đó, mười hai bến được dành riêng cho hàng container và có khả năng tiếp nhận tàu từ 40.000 đến 160.000 DWT. Mặc dù trong thời gian đại dịch covid, cảng có gặp nhiều khó khăn và thách thức nhưng vẫn thành công trong việc xử lý một lượng hàng container kỷ lục đạt 13,74 triệu TEUs vào năm 2020, chiếm 38% của tổng lượng hàng hóa quốc tế tại Malaysia. Điều này chứng tỏ sự kết nối mạnh mẽ của cảng Klang với hơn 120 quốc gia và hơn 500 cảng trên toàn thế giới.
𝟓.𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦: 𝐂𝐚̉𝐧𝐠 𝐒𝐚̀𝐢 𝐆𝐨̀𝐧 (𝐕𝐍𝐒𝐆𝐍)
Với công suất xử lý hơn 10 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, cảng Sài Gòn không những là cảng hàng đầu trong ngành hàng hải của Việt Nam mà còn là một trong những cảng lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nó phục vụ nhu cầu nhập khẩu và xuất khẩu của khu vực miền Nam của đất nước, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, các khu vực lân cận và Đồng Bằng Sông Cửu Long và đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế.
Ngoài vai trò là một trung tâm vận tải hàng hải chính, cảng Hồ Chí Minh còn là nơi cung cấp nhiều dịch vụ hàng hải khác như dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu và dịch vụ kho bãi, hậu cần. Cảng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu vực lân cận, cung cấp cơ hội việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế miền Nam.